Dịch thuật công chứng
Mục Lục
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng hay dịch công chứng (Notarized Translation) là dịch vụ biên dịch (dịch giấy) tài liệu từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích theo yêu cầu riêng của từng khách hàng và sau đó chuyển đến đơn vị tư pháp có chức năng chứng thực bản dịch để xác thực nội dung.
Dịch thuật công chứng được thực hiện ở đâu?
Như đã nói ở trên, dịch thuật công chứng là một quy trình gồm 2 bước
Bước 1: Biên dịch tài liệu tại các công ty dịch thuật hoặc nhóm dịch thuật hoặc biên dịch viên tự do có đăng ký với đơn vị có chức năng công chứng bản dịch
Bước 2: Biên dịch viên mang bản dịch đến đơn vị có chức năng chứng thực bản dịch đó là Phòng công chứng (công chứng tư nhân) hoặc Phòng tư pháp cấp quận hoặc huyện trở lên. Đây là hai đơn vị có chức năng chứng thực bản dịch và giá trị pháp lý bản dịch là như nhau trên toàn lãnh thổ việt Nam
Quy định về dịch thuật công chứng
Đối với dịch vụ dịch thuật công chứng, các quy định chi tiết áp dụng theo đIều 61 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) theo đó:
Quy định đối với biên dịch viên thực hiện dịch công chứng
Việc biên dịch hồ sơ từ ngôn ngữ tiếng Việt sang ngôn ngữ nước ngoài hoặc ngược lại phải được thực hiện bởi biên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng. Cộng tác viên đăng ký biên dịch với đơn vị có chức năng chứng thực bản dịch phải là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ phù hợp hoặc có liên quan mà thông thạo thứ ngôn ngữ đã đăng ký để dịch công chứng. Người thực hiện bản dịch phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do cộng tác viên thực hiện
Quy định đối với công chứng viên khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Đối với công chứng viên, khi tiếp nhận bản chính hồ sơ cần dịch, phải kiểm tra và bố trí người biên dịch là cộng tác viên có đăng ký với đơn vị để thực hiện dịch. Biên dịch viên thực hiện bản dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên rà soát và ký vào từng trang của hồ sơ dịch.Phần bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào phần trống gốc trên bên phải; Bộ hồ sơ dịch công chứng đầy đủ sẽ bao gồm bản dịch + lời chứng có chữ ký của biên dịch viên và công chứng viên, đóng dấu vào chử ký xác nhận công chứng viên + đóng dấu giáp lai để khóa nội dung bản dịch
Phần lời chứng tuân thủ theo quy định về mẫu lời chứng, theo đó ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên của biên dịch là cộng tác viên của đơn vị; chứng thực chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người biên dịch; các nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của đơn vị chứng thực bản dịch
Điều kiện dịch thuật công chứng
Tài liệu để có thể dịch thuật công chứng được cần đảm bảo một số yêu cầu sau
Đối với tài liệu có xuất xứ từ Việt Nam
Tài liệu được in ấn hoặc viết tay nhưng phải có chử ký và con dấu của một tổ chức phát hành tài liệu mà có pháp nhân trên lãnh thổ Việt Nam (có thể công ty tư nhân hoặc các đơn vị sự nghiệp thuộc khối nhà nước hoặc tương đương)
Đối với tài liệu có xuất xứ từ nước ngoài
Các tài liệu có xuất xứ từ nước ngoài thì phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho tài liệu trước khi tiến hành dịch thuật công chứng
Tài liệu sẽ không được dịch công chứng trong các trường hợp sau đây:
– Tài liệu do các nhân tự viết hoặc tổ chức phát hành mà không có chử ký cũng như con dấu xác nhận của bất kỳ đơn vị nào
– Tài liệu được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; hoặc tài liệu giả mạo không có tính pháp lý;
– Tài liệu yêu cầu dịch thuật công chứng có dấu hiệu bị tẩy xoá, sửa chữa, hoặc là bị hư hỏng và không thể xác chắc chắn được các nội dung đã mất;
– Tài liệu được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; hồ sơ có nội dung bị cấm hoặc bạn chế theo quy định của pháp luật.
Dịch thuật công chứng mất thời gian bao lâu?
Thời gian hoàn thành hồ sơ dịch thuật công chứng mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào số lượng hồ sơ mà quý vị cần dịch công chứng cũng như ngôn ngữ dịch.
Thông thường các ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, Nga, Nhật, Trung, Hàn.. thì thời gian dịch thuật bộ hồ sơ thường mất khoảng 1 ngày + 0,5 ngày để biên dịch viên đi chứng thực bản dịch tại phòng công chứng. Hồ sơ sau đó được chuyển gửi về theo địa chỉ khách hàng cung cấp trong vòng 2-3 ngày. Tổng thời gian từ khi dịch đến khi hồ sơ về tận tay khách hàng thông thường là 4-5 ngày.
Đối với một số ngôn ngữ hiếm, thời gian có thể kéo dài hơn, nhưng cũng xấp xỉ thời gian nói trên hoặc muộn hơn sau 1-2 ngày.
Bất khả kháng: Đôi khi việc giao hồ sơ cho quý khách có thể chậm hơn do quá trình chứng thực hồ sơ bị chậm lại (bởi chỉ có trưởng hoặc phó phòng công chứng mới ký được bản dịch), khi đó chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại với quý khách để thông báo về sự việc bất khả kháng làm chậm hồ sơ.
Dịch thuật công chứng mất bao nhiêu tiền?
Với hệ thống các văn phòng có mặt tại các thành phố lớn, Văn phòng dịch thuật công chứng tại Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh của chúng tôi áp dụng phương pháp tính giá tiền dịch thuật công chứng như sau
Giá dịch thuật công chứng = Giá dịch ngôn ngữ + phí công chứng bản bản dịch (tại phòng công chứng hoặc phòng tư pháp)
Giá dịch một số ngôn ngữ thông dụng: tiếng Anh (55.000), tiếng Nhật (95.000), tiếng Trung (85.000), tiếng Hàn Quốc (95.000), các ngôn ngữ khác báo theo yêu cầu
Phí công chứng hồ sơ: phí công chứng hồ sơ chúng tôi đang áp dụng là 30.000 VND/ trang
Chứng thực bản dịch khác gì so với công chứng bản dịch?
Chứng thực bản dịch và công chứng bản dịch đều là hình thức xác nhận nội dung cũng như tính pháp lý của bản dịch, tuy nhiên hai hình thức này có khác nhau đôi chút về đơn vị chứng thực cũng như phù hợp với từng mục đích riêng.
Chứng thực bản dịch bởi công ty dịch thuật
Đây là hình thức chứng thực được thực hiện bởi đơn vị biên dịch tài liệu, theo đó các tìa đơn vị dịch thuật thực hiện việc dịch tài liệu chuyên ngành, bản dịch sau khi nghiệm thu sơ bộ và được chấp thuận thì Công ty dịch thuật thực hiện nghĩa vụ chứng thực bản dịch bằng lời chứng Công ty trong đó ghi rỏ “bản dịch được dịch chính xác so với nội dung của tài liệu gốc” và giám đốc Công ty ký xác nhận lên lời chứng cũng như đóng dấu công ty lên chử ký của mình. Dấu giáp lai trên toàn bộ tài liệu sẽ được đóng vào các trang dịch để khóa nội dung. Ngoài ra công ty cũng sẽ chuyển bản dịch dưới dạng file điện tử Word, Exel cho đơn vị thuê dịch để khách hàng sử dụng vào các mục đích cần thiết sau này. Hình thức chứng thực này về mặt pháp lý có giá trị tuy nhiên khi làm hồ sơ VISA xuất ngoại hoặc làm giấy tờ liên quan đến đơn vị hành chính của nhà nước có thể sẽ không được chấp nhận và khi đó khách hàng sẽ đề nghị Công ty dịch thuật thực hiện chứng thực bản dịch ở đơn vị có chức năng pháp lý phù hợp
Công chứng bản dịch bởi phòng công chứng, tư pháp
Phòng công chứng (công chứng tư) hoặc phòng tư pháp (công chứng nhà nước) là hai đơn vị có chức năng thực hiện công chứng bản dịch. Theo đó, hồ sơ đảm bảo các điều kiện bắt buộc đã nêu ở trên được biên dịch viên thực hiện biên dịch sau đó đem tới phòng công chứng hoặc phòng tư pháp chứng thực bản dịch.
Về mặt pháp lý, chứng thực tư nhân hay chứng thực nhà nước đều có giá trị pháp lý như nhau, thời hạn pháp lý là 6 tháng kể từ ngày chứng thực bản dịch. Sau thời hạn nói trên, bản dịch không còn hiệu lực, và phải chứng thực lại. Hình thức dịch thuật công chứng sẽ phù hợp hơn trong trường hợp quý khách cần bản dịch để làm việc tại các đơn vị đòi hỏi tính pháp lý cao, đặc biệt là khi làm hồ sơ VISA. Thông thường các lãnh sự quán chấp nhận dấu công chứng tư hoặc công chứng nhà nước như nhau, tuy nhiên một số lãnh sự quán sẽ có yêu cầu riêng bắt buộc dấu công chứng phải là dấu của nhà nước trong đó có thể kể đến lãnh sự Hàn Quốc, Hongkon, Taiwan.
Quý khách hàng có nhu cầu dịch thuật công chứng xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:
Dịch thuật Việt: chuyên gia dịch thuật của người Việt
Email: info@dichthuatchuyennghiep.com.vn
Hotline: 0963.918.438 – 0947.688.883
Văn Phòng tại Hà Nội: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Văn Phòng tại TP HCM: 212 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn Phòng tại Quảng Bình: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
Văn phòng tại Huế: 44 Trần Cao Vân, Phú Hội, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Văn Phòng tại Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng tại Quảng Ngãi: 449 Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Văn phòng tại Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng tại Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương